Hướng dẫn cách chơi cờ tướng chi tiết ai cũng có thể hiểu

Cờ Tướng là một trò chơi trí tuệ được nhiều người từ già đến trẻ yêu thích. Tuy nhiên, quân cờ được ký hiệu bằng chữ Hán nên thời gian đầu người chơi sẽ rất khó để nhận biết cũng như thành thạo cách chơi cờ Tướng. Nếu bạn là người mới tiếp cận trò chơi này, hãy cùng Kubet77.kim tìm hiểu cụ thể về cờ Tướng với chúng tôi nhé.

Giới thiệu về cờ Tướng

Cờ Tướng là trò chơi có nguồn gốc từ Trung Quốc – một đất nước có bề dày hàng nghìn năm lịch sử. Người Trung Quốc xây dựng bàn cờ Tướng giống hệt một cuộc chiến thu nhỏ có đầy đủ từ tướng đến lính, có xe, có pháo,v.v… 

Đánh cờ Tướng cũng chính là việc so tài trí, tư duy giữa hai người chơi xem ai là người cầm quân giỏi hơn, khéo léo và tài tình hơn.

Bàn cờ Tướng

Bàn cờ Tướng là hình chữ nhật gồm 8 hàng dọc và 9 hàng ngang, chia thành 2 phần đối xứng, tách biệt nhau bởi khoảng trống nằm ngang ở giữa gọi là sông. Hình dáng và cách sắp xếp các quân cờ sẽ giống như hình bên dưới đây.

Hình ảnh bàn cờ tướng và cách sắp xếp các quân cờ

♻️ Xem thêm : Cách Chơi Mạt Chược Hay Dành Cho Người Mới Bắt Đầu

Các quân cờ Tướng 

Mỗi bàn cờ sẽ gồm 32 quân, chia đều cho 2 bên. Mỗi bên người chơi nhận 16 quân Trắng (Đỏ) hoặc 16 quân Đen (Xanh).

Ký hiệu quân cờ của 2 bên khác nhau nhưng ở cùng 1 vị trí (ví dụ cùng là xe hoặc cùng là pháo) thì cách di chuyển giống nhau hoàn toàn.

Bảy loại quân trên bàn cờ đính kèm số lượng gồm có: Tướng (2), Sĩ (4), Tượng (4), Xe (4), Pháo (4), Mã (4), Tốt (10).

Di chuyển quân cờ trong cách chơi cờ Tướng

Tướng: sẽ di chuyển từng ô một theo chiều ngang hoặc chiều dọc, tuy nhiên chỉ được ở trong phạm vi của Cung (khu vực hình vuông 3×3 ô được đánh dấu X chéo).

Sĩ: đi chéo 1 ô mỗi nước và cũng chỉ được di chuyển trong Cung y như quân Tướng.

Tượng: được đi chéo 2 ô trên mỗi nước đi. Tượng của bên nào chỉ được di chuyển trên phạm vi bàn cờ của bên đó. Nước đi của Tượng không thể thực hiện nếu có một quân cờ chặn giữa đường đi.

Xe: được đi ngang đi dọc đến bất cứ đâu trên bàn cờ miễn là không có quân nào chặn giữa đường đi.

Mã: có thể đi ngang 2 ô và dọc 1 ô hoặc đi dọc 2 ô rồi ngang 1 ô trong mỗi nước đi. Khi có quân chặn đường ngang hoặc đường dọc 2 ô thì Mã không đi được.

Pháo: Di chuyển ngang dọc giống Xe. Khi Pháo muốn ăn một quân thì phải nhảy qua một quần cờ khác để tới chỗ của quân mục tiêu.

Tốt: chỉ có thể đi thẳng tiến 1 bước về phía trước. Khi qua được sông sang địa phận của đối thủ thì nó có thể đi ngang hoặc đi thẳng 1 bước.

Cách chơi cờ tướng dựa vào nguyên tắc di chuyển của các quân cờ

♻️ Xem thêm : Bật mí 7 cách luyện cờ Tướng giỏi của những kỳ thủ bật nhất

Cách chơi cờ Tướng

Diễn biến trong trận

Đầu tiên, 2 người chơi sẽ tiến hành chọn quân cờ đại diện Trắng (Đỏ) hoặc Đen (Xanh) cho mình. Sắp xếp bàn cờ theo quy tắc bên trên.

Cách chơi cờ Tướng không thể hướng dẫn theo kiểu từng bước từng bước diễn ra như thế nào. Mà người chơi phải tự tính toán đưa ra được những nước cờ dựa vào quy luật di chuyển của quân cờ.

Một số nước cờ cơ bản mà người chơi cần hiểu và nắm được đó là:

Bắt (Ăn) quân: Người chơi sử dụng quân cơ bất kỳ của mình tạo ra thế trận có thể ăn được quân cờ của đối phương.

Nước cản: Sử dụng quân cờ của mình để ngăn chặn sự tấn công của quân cờ đối phương. Nước cản thường được sử dụng để phòng thủ.

Nước chiếu: Là nước cờ mà một trong hai bên tạo được sự uy hiếp lên Tướng của đối phương, có khả năng ăn Tướng nếu đối phương không cản phá. Nước chiếu trong cách chơi cờ Tướng rất hiệu quả thường ép đối phương phải hy sinh quân cờ khác để chống đỡ.

Nước chống chiếu: Là nước cờ khi người bị chiếu Tướng ở trên buộc phải hành động. Họ sẽ di chuyển Tướng sang vị trí khác hoặc dùng quân cờ khác nhảy ra cản phá đối phương.

Chiếu bí: Cũng là một nước chiếu nhưng khả năng uy hiếp cao hơn khiến đối phương khó phản công hơn. Người bị chiếu phí khả năng thua rất cao, cao hơn chiếu Tướng.

Đánh đổi: Là các nước cờ mà hai bên để cho nhau ăn những quân cờ (giá trị ngang nhau hoặc chênh lệch) để phá thế cờ bí, tạo nước đi tiếp theo hoặc mục đích là chiếu Tướng.

Lùa (truy đuổi): Là cách dùng quân cờ cơ động hơn bám sát quân cờ của đối phương. Mục đích khiến cho đối phương khó chịu, mất tập trung, gây ra sai sót và lâm vào thế bí.

Kết thúc trận đấu

Một ván cờ Tướng sẽ kết thúc khi rơi vào các trường hợp sau:

  • Một bên chiếu tướng và bên kia không thể đi bước tiếp theo để cản phá. Bên chiếu Tướng sẽ giành chiến thắng.
  • Một bên đến lượt đi nhưng không có nước đi hợp lệ nữa thì cũng bị xử là thua.
  • Một trong hai bên tự tuyên bố xin thua.
  • Trường hợp 2 bên hòa nhau sẽ là sau 120 nước đi mà không có quân cờ của bên nào bị ăn.
Hướng dẫn cách chơi cờ Tướng dễ hiểu

Lời kết

Chơi cờ Tướng giúp chúng ta rèn luyện tư duy và trí tuệ rất tốt. Trên đây là những thông tin về cách chơi cờ Tướng hy vọng bạn có thể làm quen và bắt tay vào chơi ngay được. Nghe qua có vẻ rắc rối nhưng nếu bạn nhập cuộc trực tiếp sẽ nắm bắt rất nhanh. Chúc bạn sớm thành thạo và có những giờ phút giải trí vui vẻ với môn cờ Tướng này nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *